$834
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của gun club. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ gun club.Theo đó, hai tàu đi qua eo biển Đài Loan nói trên là tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Ralph Johnson và tàu khảo sát lớp Pathfinder USNS Bowditch. Hai tàu đã thực hiện một chuyến đi từ bắc xuống nam từ ngày 10-12.2, theo Reuters dẫn thông báo từ Hải quân Mỹ.Sĩ quan hải quân Matthew Comer, một phát ngôn viên tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, nhấn mạnh: “Chuyến đi diễn ra qua một hành lang ở eo biển Đài Loan nằm ngoài lãnh hải của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong hành lang này, tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng hải, bay và việc sử dụng biển hợp pháp quốc tế khác các quyền tự do liên quan biển”.Theo Reuters, đây là lần đầu tiên Hải quân Mỹ điều tàu qua eo biển Đài Loan kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ hai vào ngày 20.1.Hải quân Mỹ đưa ra tuyên bố trên sau khi Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cùng ngày đưa tin quân đội Trung Quốc thông báo họ đã tổ chức lực lượng hải quân và không quân để giám sát các hoạt động hàng hải của một tàu khu trục và tàu khảo sát hải dương học của Mỹ băng qua eo biển Đài Loan từ ngày 10-12.2.Phát ngôn viên Lý Hi của Chiến khu Đông bộ thuộc quân đội Trung Quốc nói rằng hành vi của hai tàu Mỹ phát đi tín hiệu sai và làm tăng rủi ro an ninh. CCTV dẫn lời ông Lý rằng: “Binh sĩ trong chiến khu luôn trong tình trạng báo động cao và kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định khu vực”. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của gun club. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ gun club.Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giao lưu với những người trẻ giỏi giang, tràn đầy nhiệt huyết đó tại chương trình giao lưu trực tuyến "Tuổi trẻ Việt Nam – Những câu chuyện đẹp" với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" do T.Ư Đoàn chỉ đạo triển khai, Báo Thanh Niên tổ chức thực hiện.Chương trình sẽ được phát trực tuyến vào lúc 14 giờ tại địa chỉ thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube của Báo Thanh Niên; Cổng thông tin điện tử T.Ư Đoàn, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.Đó là PGS.TS Vòng Bính Long, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM; nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, đạt giải thưởng Khoa học công nghệ "Quả Cầu Vàng". Anh Long đã dành trọn thanh xuân của mình để cống hiến cho cộng đồng thông qua các công trình nghiên cứu của mình.Tại chương trình, anh Long sẽ kể về niềm đam mê nghiên cứu cũng như cơ duyên đưa anh đến với các công trình nghiên cứu khoa học. Anh cũng sẽ chỉ ra những khó khăn mà người trẻ có thể gặp phải khi đến với con đường nghiên cứu khoa học, cùng với đó là những kinh nghiệm, bí quyết để vượt qua. Đồng thời, nhiều sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ấp ủ mơ ước trở thành nhà khoa học tương lai, họ mong được PGS.TS Vòng Bính Long truyền cảm hứng. Tại chương trình anh Long cũng sẽ có những chia sẻ truyền cảm hứng cho thanh niên, sinh viên trên con đường nghiên cứu khoa học.Chúng ta cũng sẽ được giao lưu với bác sĩ Hà Thanh Đạt, Phó chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ Đạt sẽ có những nhìn nhận về tính "xung kích" và "sáng tạo" trong đội ngũ bác sĩ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó là những đóng góp sáng tạo của đội ngũ y bác sĩ trẻ trong việc phát triển những ứng dụng công nghệ cao đưa nền y học nước nhà bước vào kỷ nguyên mới…Chương trình còn có sự tham gia của Phạm Ngọc Quý, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Quý sẽ kể cho chúng ta về hành trình dãi nắng dầm mưa, xung kích với các chiến dịch thanh niên tình nguyện trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nổi bật nhất có thể nhắc đến công trình đi tìm nguồn nước và kéo nước sạch từ trên đầu nguồn về cho người dân vùng khát ở H.Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Và Quý là chỉ huy trưởng của chiến dịch này.Để thực hiện được công trình này, Quý cùng đội sinh viên tình nguyện của trường đã phải băng rừng, lội suối, mở đường để kéo ống từ trên đầu nguồn ở Vực Tròn cho nước tự chảy về tận nhà của từng hộ dân. Một vấn đề nan giải và đầy trăn trở của chính quyền địa phương bao nhiêu năm nay, nhưng với sức trẻ và sự quyết tâm cao độ, sinh viên tình nguyện đã mang được nguồn nước hạnh phúc về cho người dân vùng khát.Đồng thời, Quý cũng sẽ có những chia sẻ về dự án tiếp tục cống hiến cho cộng đồng trong thời gian sắp tới. ️
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: "Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi". Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông."Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời", ông Trump nói.Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, chỉ trích "văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. "Tôi đang chờ đợi sự ly hôn không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)", theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị", bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.Đáp lại, ông Musk cảnh báo về "một cuộc nội chiến MAGA" và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người chỉ trích ông vì vấn đề này. "Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B", ông Musk nói.Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là "nô lệ hợp đồng", làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng công kích ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là "con nít".Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử. ️
Theo TechRadar, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc (PIPC) cho biết, họ đã phát hiện DeepSeek có liên lạc với ByteDance và đang điều tra xem dữ liệu nào đã được chuyển đi và mức độ ảnh hưởng ra sao. Cơ quan này cũng tạm thời chặn các lượt tải xuống mới của ứng dụng DeepSeek để bảo vệ quyền riêng tư của công dân.Một quan chức của PIPC chia sẻ với hãng tin Yonhap rằng: "Chúng tôi đã xác nhận DeepSeek có liên hệ với ByteDance, nhưng vẫn chưa thể xác định dữ liệu nào đã được chia sẻ và ở mức độ nào". Trong khi đó, DeepSeek không trực tiếp bình luận về cáo buộc nhưng thừa nhận đã có "những thiếu sót trong việc tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu địa phương" và cam kết hợp tác với nhà chức trách.Vụ việc ở Hàn Quốc chỉ là một phần của làn sóng giám sát ngày càng tăng đối với DeepSeek, một công ty công nghệ Trung Quốc mới nổi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng chatbot AI của DeepSeek đã thu hút sự chú ý toàn cầu kể từ khi ra mắt vào tháng 1 qua, đạt 12 triệu lượt tải xuống chỉ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Đài Loan và Úc đang đặt câu hỏi về cách DeepSeek xử lý dữ liệu người dùng, đặc biệt là việc lưu trữ trên các máy chủ tại Trung Quốc.Theo chính sách quyền riêng tư của DeepSeek, dữ liệu người dùng có thể được sử dụng để "tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hoặc bảo vệ lợi ích của công chúng". Điều này làm dấy lên lo ngại dữ liệu cá nhân có thể bị khai thác theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.Trong khi đó, ByteDance phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc truy cập dữ liệu từ DeepSeek. Theo The Independent, công ty này khẳng định mối liên hệ giữa hai nền tảng chỉ giới hạn ở việc DeepSeek sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của Volcano Engine, một nền tảng thuộc sở hữu của ByteDance. Tuy nhiên, một báo cáo từ công ty an ninh mạng SecurityScorecard lại chỉ ra rằng có sự "tích hợp với các dịch vụ của ByteDance" trong mã nguồn của DeepSeek.PIPC hiện tiến hành điều tra sâu hơn để làm rõ cách DeepSeek xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng. Nếu bị phát hiện vi phạm luật bảo vệ dữ liệu, DeepSeek có thể phải đối mặt với các biện pháp xử phạt nghiêm khắc từ chính phủ Hàn Quốc. ️